CƠ CẤU TỔ CHỨC TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU

Cơ cấu Trung tâm Công nghệ thông tin và Quản lý cơ sở dữ liệu  gồm: Trưởng phòng, Phó phòng và nhân viên.

– Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ của phòng. Giúp việc cho Trưởng phòng là Phó trưởng phòng.

– Các nhân viên thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo phòng; phục tùng sự phân công, quản lý và điều hành của lãnh đạo phòng.

Stt

Họ tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

1

Nguyễn Thị Tuyết Nga

Giám đốc

Phụ trách phân công và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động chung của trung tâm.

2

Nguyễn Thị Diễm Ý

Phó Giám đốc

Phụ trách:

–         Công tác văn thư: dự thảo các văn bản, kế hoạch báo cáo, xử lý văn bản đi – đến,…

–         Công tác kiểm định chất lượng, ISO của trung tâm. Theo dõi thực hiện kế hoạch, báo cáo về công tác chuyển đổi số.

–         Thực hiện nhiệm vụ phát sinh khác theo sự phân công của trưởng đơn vị.

3

Lê Nguyễn Hoàng Khải

Tổ trưởng

–      Điều phối, theo dõi nhân sự trong tổ IT thực hiện nhiệm vụ.

–      Quản lý kiểm tra, sửa chữa hoặc đề xuất sửa chữa hệ thống mạng cáp quang và mạng nội bộ trong nhà trường

–      Quản lý, kiểm tra, sửa chữa hoặc đề xuất sửa chữa hệ thống mạng wifi, hệ thống camera và trích xuất dữ liệu khi có yêu cầu.

–      Quản lý, theo dõi, cài đặt, bảo trì các máy chủ phần mềm, dữ liệu chung, web… trong nhà trường.

–      Kiểm tra, sửa chữa hoặc đề xuất sửa chữa máy tính, mạng nội bộ, internet, máy in của các đơn vị.

–      Chuẩn bị máy tính phòng thực hành theo lịch học và lịch thi của phòng QLĐT và TT.ĐT-NNL&HTDN khi có yêu cầu.

–      Thực hiện nhiệm vụ phát sinh khác theo sự phân công của trưởng đơn vị..

4

Trần Quốc trung

Nhân viên

–      Kiểm tra, bảo trì, sửa chữa hoặc đề xuất sửa chữa, cài đặt phần mềm phòng thực hành máy tính  B201A, B201B, B202A, B202B, B203A, B203B, B209A, B209B, B304, B305, B306.

–      Kiểm tra, cài đặt phần mềm và sửa chữa hoặc đề xuất sửa chữa máy tính, máy in cho các đơn vị trong nhà trường, xưởng K.Điện-Điện tử khi có yêu cầu.

–      Kiểm tra, sửa chữa hoặc đề xuất sửa chữa, kết nối mạng cho các đơn vị trong nhà trường.

–      Chuẩn bị máy tính phòng thực hành theo lịch học và lịch thi của phòng QLĐT và TT.ĐT-NNL&HTDN khi có yêu cầu.

–      Kiểm tra theo dõi tình trạng máy chiếu toàn trường, hỗ trợ kỹ thuật khi GV yêu cầu và sửa chữa hoặc đề xuất sửa chữa.

–      Phụ trách quản lý số lượng máy chụp ảnh, máy quay phim phục vụ giảng viên sinh viên thực hành, các đơn vị mượn phục vụ sự kiện.

–      Hỗ trợ quay phim, chụp ảnh các buổi hội họp khi có đề nghị, lắp đặt thiết bị cho các buổi hội họp.

–      Thực hiện nhiệm vụ phát sinh khác theo sự phân công của trưởng đơn vị..

5

Nguyễn Thanh Linh

Nhân viên

–      Kiểm tra, bảo trì, sửa chữa, cài đặt phần mềm phòng thực hành máy tính B002A, B002B, B002C, B101, B102A, B102B, B103A, B103B, B112, B301A, B301B.

–      Kiểm tra, cài đặt phần mềm và sửa chữa hoặc đề xuất sửa chữa máy tính, máy in các xưởng thực hành: CNC (K.CKCTM), K.CNTĐ, K. CNTT (B.111), TT Thư viện, các đơn vị trong nhà trường khi có yêu cầu.

–      Chuẩn bị máy tính phòng thực hành theo lịch học và lịch thi của phòng QLĐT và TT.ĐT-NNL&HTDN khi có yêu cầu.

–      Kiểm tra, sửa chữa hoặc đề xuất sửa chữa và kết nối mạng cho các đơn vị trong nhà trường.

–      Liên hệ kiểm tra, sửa chữa các điện thoại nội bộ.

–      Chuẩn bị thiết bị cho các phòng họp trực tiếp và họp online.

–      Thực hiện nhiệm vụ phát sinh khác theo sự phân công của trưởng đơn vị.

6

Trương Thanh Liêm

Nhân viên

–      Quản lý phần mềm quản trị đại học, phân quyền cho các đơn vị sử dụng, tiếp nhận thông tin phản hồi của các đơn vị về việc sử dụng phần mềm, liên hệ với công ty phần mềm khi có sự cố cần khắc phục:

+       UIS (Quản lý đào tạo)

+       STUDENTS (QLSV)

+       EXAMINATION (tổ chức thi)

+       PMS (Quản lý chi thù lao GV)

+       MarkReader (Scan điểm)

+       CMS (Quản lý sổ bằng)

+       SAM (đánh giá rèn luyện SV)

+       Phần mềm Học Phí

+       Eoffice (văn bản nội bộ)

+       CMC (Quản lý tài sản)

+       HRM (Quản lý nhân sự)

+       Phần mềm thư viện

–      Quản lý các trang thông tin của trường:

+       Trang thông tin thư viện: http://lib.tdc.edu.vn/

+       Trang Online: http://online.tdc.edu.vn

+       Trang đăng kí học phần: http://dangky.tdc.edu.vn

+       Trang tuyển sinh trực tuyến: http://dktuyensinh.tdc.edu.vn

–      Thực hiện nhiệm vụ phát sinh khác theo sự phân công của trưởng đơn vị.

7

Ngô Hoàng Việt

Nhân viên

–      Phụ trách hệ thống web của trường.

–      Cập nhật thông tin website trung tâm.

–      Quản lý hệ thống email @tdc.edu.vn của toàn trường.

–      Phối hợp quản lý, theo dõi, cài đặt, bảo trì các máy chủ, hệ thống mạng, thiết bị bảo mật, hệ thống wifi ….

–      Phối hợp quản lý phần mềm quản trị đại học và các trang thông tin của trường.

–      Theo dõi thực hiện công tác chuyển đổi số liên quan đến phần công việc phụ trách.

–      Thực hiện nhiệm vụ phát sinh khác theo sự phân công của trưởng đơn vị.

TDC nâng cao chất lượng chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Sáng 11/10, lãnh đạo Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (TDC) và đại diện các phòng, trung tâm đã tiếp và làm việc cùng Trung tâm Kinh doanh VNPT TP. Hồ Chí Minh về hệ sinh thái chuyển đổi số giáo dục dành cho khối giáo dục cao đẳng, đại học.

Theo đó, VNPT giới thiệu và hỗ trợ miễn phí hệ sinh thái chuyển đổi số giáo dục cho TDC với các sản phẩm: Hệ thống học và thi trực tuyến (VNPT LMS), Hệ thống văn phòng điện tử (Eoffice).

Lãnh đạo nhà trường làm việc cùng đại diện VNPT về hệ sinh thái chuyển đổi số giáo dục

Bên cạnh đó, VNPT còn cung cấp nhiều dịch vụ, tiện ích khác phục vụ công tác dạy và học của giảng viên, sinh viên TDC như: Hệ thống thư viện số, Hệ thống quản trị số, Hệ thống quản lý tuyển sinh…

Phát biểu tại buổi làm việc, bà Phạm Ngọc Tường – Phó Hiệu trưởng nhà trường gửi lời cám ơn đến Trung tâm Kinh doanh VNPT TP. Hồ Chí Minh đã giới thiệu và hỗ trợ miễn phí hệ sinh thái chuyển đổi số giáo dục cho TDC. Đây cũng là một trong những mục tiêu và định hướng quan trọng của nhà trường trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ.

Sắp tới, hy vọng 2 bên sẽ có những kết nối chặt chẽ để áp dụng và triển khai một số dịch vụ nhằm tăng cường, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên TDC.

(Trung tâm Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh-TDC)

Tập huấn Chuyển đổi số trong giáo dục của Google

Sáng 13/7, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (TDC) phối hợp cùng Công ty AI Education và Công ty Achison Việt Nam tổ chức tập huấn Chuyển đổi số trong giáo dục của Google. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động của tổ chức Google cho chương trình giáo dục với nội dung: “Triển khai chương trình liên kết đào tạo chuyển đổi số trong giáo dục”

Tập huấn Chuyển đổi số trong giáo dục của Google tại TDC

Phát biểu tại buổi tập huấn, bà Phạm Ngọc Tường – Phó Hiệu trưởng nhà trường cũng nhấn mạnh: chuyển đổi số là một trong những mục tiêu quan trọng được lãnh đạo nhà trường quan tâm và chú trọng, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự đổi mới trong giáo dục, đào tạo trong bối cảnh 4.0.

Các báo cáo viên: Trần Vũ Nguyên (ảnh trái) và Đỗ Trần Bình Minh (ảnh phải) chia sẻ tại buổi tập huấn

Tại buổi tập huấn, báo cáo viên Trần Vũ Nguyên – Giảng viên toàn cầu người Việt đầu tiên của Google For Education và báo cáo viên Đỗ Trần Bình Minh – CEO AI Education đã chia sẻ về các tính năng, hướng dẫn cho cán bộ, giảng viên, nhân viên TDC khai thác, sử dụng bộ công cụ của Google một cách hiệu quả nhất, phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Bà Phạm Ngọc Tường – Phó Hiệu trưởng nhà trường tặng quà lưu niệm cho báo cáo viên

 

 

(Trung tâm Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh)

Người dân không cần mang CCCD, bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe để thực hiện giao dịch

CAND. Người dân không cần phải mang chứng minh nhân dân/căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế hay bằng lái xe đi thực hiện thủ tục hành chính nữa, mà tất cả có thể tích hợp trên cùng một tấm thẻ hoặc tích hợp trên điện thoại

Sáng 22/6, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với 468/477 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,74% tổng số đại biểu). Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đã bổ sung quy định về sử dụng, công nhận chữ ký điện tử nước ngoài. Quy định này sẽ giảm chi phí giao dịch xuyên biên giới cho tổ chức, cá nhân; thúc đẩy hoạt động giao dịch điện tử xuyên biên giới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên làm việc.

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) gồm 7 chương, 54 điều có một số điểm mới so với luật hiện hành. Theo đó, về phạm vi điều chỉnh, Luật chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định về nội dung, hình thức, điều kiện của giao dịch thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Giao dịch trong lĩnh vực nào sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành của lĩnh vực đó.

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đã bổ sung quy định về cơ sở dữ liệu, việc chia sẻ, kết nối dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước. Nếu quy định trên triển khai thành công, việc thực hiện thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp sẽ đơn giản hơn nhiều. Cụ thể, người dân không cần phải mang chứng minh nhân dân/căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế hay bằng lái xe đi thực hiện thủ tục hành chính nữa, mà tất cả có thể tích hợp trên cùng một tấm thẻ hoặc tích hợp trên điện thoại.

Về trách nhiệm quản lý Nhà nước về giao dịch điện tử: Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) quy định Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong lĩnh vực cơ yếu, chữ ký số chuyên dùng công vụ trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chữ ký số theo quy định của pháp luật.

Các đại biểu nhấn nút thông qua dự án luật.

Về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu: Phạm vi điều chỉnh của Luật chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định nội dung, điều kiện, phương thức của giao dịch. Để thống nhất với phạm vi điều chỉnh, các quy định về công chứng, chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự, lưu trữ điện tử tại các điều 9, 13 và 19 của dự thảo Luật chỉ dẫn chiếu mà không quy định cụ thể để tránh chồng chéo, trùng lặp trong hệ thống pháp luật. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ nội dung này như dự thảo Luật và không bổ sung quy định chuyển tiếp liên quan đến công chứng, chứng thực tại Điều 53.

Hiện nay, các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử như chữ ký scan, chữ ký hình ảnh, mật khẩu sử dụng một lần (OTP), tin nhắn (SMS),… không phải là chữ ký điện tử. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn triển khai nghiệp vụ trong ngành ngân hàng, hải quan,… và nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử, khoản 4 Điều 22 của dự thảo Luật đã quy định việc sử dụng các hình thức xác nhận này được thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan.

Về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước (Chương V): Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, từ Điều 43 đến Điều 47 của Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) quy định cụ thể về các loại hình giao dịch điện tử, các hoạt động, trách nhiệm của cơ quan nhà nước và các quy định hỗ trợ nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử. 

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Phương Thuỷ

TP HCM: Muốn được cấp chữ ký số miễn phí, người dân chỉ cần đến UBND quận, huyện

(NLĐO)- TP HCM sẽ tổ chức các gian hàng cấp miễn phí chữ ký số cá nhân trong loạt các sự kiện như Tuần lễ Sách của người làm báo; Hội sách quốc tế, Lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn 2024…

Chiều 5-6, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức hội nghị về triển khai thúc đẩy chữ ký số trên địa bàn thành phố.

Trong phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đình Thắng cho biết vào cuối tháng 10-2022, thành phố đã triển khai và ra mắt Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính với quy mô toàn thành phố. Mục tiêu đặt ra đến cuối năm 2023, thiết lập 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện trên hệ thống.

Muốn làm được điều đó, số hóa hồ sơ là một yêu cầu đặc biệt. Thời gian qua, thành phố cấp chữ ký số cho 1.160 cơ quan, đơn vị và hơn 11.000 cán bộ, công chức.

Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia triển khai giải pháp tích hợp chữ ký số từ xa, trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ hành chính thành phố. Từ đó, thu được nhiều kết quả tích cực, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân.

“Sự kiện hôm nay nhằm đưa chữ ký số đến gần với người dân hơn, để người dân hiểu và sử dụng chữ ký số nhiều hơn. Từ đó, việc giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn”- ông Lâm Đình Thắng chia sẻ.

Ông Lâm Đình Thắng cũng cho biết hội nghị sẽ khởi đầu cho chuỗi sự kiện do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM chủ trì tổ chức, nhằm thúc đẩy việc sử dụng chữ ký số của người dân cũng như tạo động lực mạnh mẽ cho công cuộc chuyển đối số thành phố.

https://nld.com.vn/chinh-tri/tp-hcm-muon-duoc-cap-chu-ky-so-mien-phi-nguoi-dan-chi-can-den-ubnd-quan-huyen-20230605153101343.htm

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 hay Công nghiệp 4.0 là một phương thức mô tả sự kết nối giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số hiện đại. Công nghiệp 4.0 đại diện cho sự đổi mới về cách sống, phương thức làm việc và các mối quan hệ của con người.

Công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến toàn cầu, buộc chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp các nước trên thế giới phải đối mặt với những thách thức lớn, đòi hỏi những sự thay đổi để phù hợp trước sự tiến bộ của công nghệ, khoa học kỹ thuật. Nếu xem Công nghiệp 4.0 là một chặng đường mới trong sự phát triển nhân loại, thì chuyển đổi số chính là cách đi trên chặng đường đó.

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số hiện đang là xu hướng tất yếu, là vấn đề sống còn đối với các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Những sự thay đổi to lớn về năng suất lao động, trải nghiệm của người dùng và các mô hình kinh doanh mới đang được hình thành cho thấy vai trò và tác động to lớn trong cuộc sống xã hội hiện nay của chuyển đổi số, nó tác động đến mọi ngành nghề, như: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ kinh doanh.

Để hiểu rõ về chuyển đổi số, cần phân biệt giữa số hóa và chuyển đổi số.

Số hóa (Digitizing) là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số (chẳng hạn như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ phát sóng analog sang phát sóng kỹ thuật số…). Các thông tin sau khi số hóa được đưa lên hệ thống máy tính và được xử lý bằng các phần mềm, giúp việc lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng hơn.

Số hóa quy trình (Digitalization) là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình vận hành, giúp quá trình xử lý thông tin trở nên đơn giản hơn, góp phần tăng hiệu suất, hiệu quả công việc. (Ví dụ như việc thực hiện phê duyệt văn bản, thanh toán hoặc nộp thuế bằng việc sử dụng dịch vụ chữ ký số, giúp tiết kiệm được thời gian đến văn phòng thuế để khai và nộp thuế).

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là quá trình thay đổi về tư duy và mô hình hoạt động truyền thống sang mô hình kỹ thuật số, ứng dụng công nghệ thông tin vào vận hành nhằm tối ưu được các lợi ích mà công nghệ mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp.

Như vậy, chuyển đổi số là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn. Có thể xem số hóa như một phần của quá trình chuyển đổi số.

Theo Microsoft, chuyển đổi số chính là tái cấu trúc tư duy trong phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người nhằm tạo ra nhiều giá trị mới.

Chuyển đổi số không đơn thuần thay đổi cách thực hiện công việc từ thủ công truyền thống (ghi chép trong sổ sách, họp trực tiếp,…) sang vận dụng công nghệ để giảm thiểu sức người. Trên thực tế, chuyển đổi số đóng vai trò thay đổi tư duy kinh doanh, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức,…

Tại sao phải chuyển đổi số?

Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên… những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao. Cụ thể, các lợi ích to lớn mà quá trình chuyển đổi số mang lại gồm:

  • Thu hẹp khoảng cách giữa các đơn vị trong tổ chức: Khi ứng dụng chuyển đổi số, sự liên kết thông tin giữa các phòng ban được kết nối với một nền tảng hệ thống công nghệ đồng nhất. Mỗi phòng ban vẫn có các phần mềm riêng để phục vụ cho nghiệp vụ chuyên môn nhưng vẫn có thể giao tiếp với các bộ phận khác thông qua hệ thống giao tiếp nội bộ. Điều này sẽ giúp cho các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động được giải quyết ngay khi xảy ra, giúp cho sự vận hành trong tổ chức luôn thông suốt, không bị tắc nghẽn, gây tác động xấu đến tổ chức, doanh nghiệp.
  • Tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị: Chuyển đổi số giúp lãnh đạo có thể chủ động và dễ truy xuất các báo cáo, các số liệu về hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Mọi hoạt động như: doanh số, nhân sự, khách hàng … sẽ được thể hiện trên các phần mềm quản trị, điều này sẽ công tác quản lý hiệu quả và minh bạch hơn.
  • Tối ưu hóa năng suất làm việc: Chuyển đổi số sẽ giúp khai thác được tối đa năng lực làm việc của nhân viên vì những công việc đơn giản, có giá trị gia tăng thấp, hệ thống có thể thực hiện tự động mà không cần nhân viên phải thực hiện. Việc này sẽ giúp nhân viên có thêm thời gian để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và tập trung vào thực hiện các công việc quan trọng khác. Chuyển đổi số cũng giúp người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên qua số liệu báo cáo ghi nhận hằng ngày. Nghiên cứu của Microsoft cho thấy, năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào khoảng 15%, đến năm 2020, con số này là 21%.
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh: Các giải pháp quản trị và vận hành số hóa sẽ tăng tính hiệu quả và chính xác trong các quyết định của doanh nghiệp. Từ đó, chuyển đổi số cũng giúp tổ chức, doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong việc tương tác nhanh chóng với khách hàng, chính sách chăm sóc và phục vụ khách hàng,…

Hiện trạng về chuyển đổi số trong GDNN?

Theo kết quả khảo sát năm 2021 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp hiện nay như sau:

  • Về ứng dụng công nghệ, học liệu số trong dạy và học: Các cơ sở GDNN đã bước đầu áp dụng công nghệ và học liệu số trong việc dạy, đặc biệt là các khối ngành kỹ thuật. Tuy nhiên số lượng này còn vẫn còn ít, xét trên yếu tố tương tác qua lại giữa người dạy và người học, phần lớn các công nghệ sử dụng chỉ mang tích chất một chiều: thầy cô sử dụng công nghệ và học liệu để trình diễn cho học viên xem. Theo kết quả khảo sát, có 87.8% giáo viên áp dụng CNTT và truyền thông và giờ dạy lý thuyết, 70.7% vào giờ dạy thực hành. Tuy nhiên có đến 80% giải pháp đưa ra là sử dụng thiết bị và phần mềm trình chiếu, demo video, hình ảnh, phần mềm … Nhiều cơ sở GDNN đã bắt đầu số hóa học liệu, một số trường đã hợp tác với các tổ chức bên ngoài để sử dụng thư viện số. Tuy nhiên, phần lớn học liệu mới chỉ được số hóa dưới dạng các bản PDF, Microsoft Word… và không có tính tương tác.
  • Về dạy và học trực tuyến: Trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid 2019, có 69.5% số lượng giáo viên và 83.8% số lượng học viên trả lời khảo sát có tham gia dạy và học thông qua các công cụ dạy trực tuyến như Zoom, Google Meeting, Microsoft Teams. Tuy nhiên, giáo viên chỉ được hướng dẫn sử dụng công cụ dạy trực tuyến, chưa được hướng dẫn nhiều về phương pháp dạy trực tuyến, dẫn đến gặp nhiều khó khăn khi quản lý, kiểm soát, tương tác người học. Giáo viên và học viên gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, trong đó nổi cộm là vấn đề thiết bị và mạng Internet. Nhiều học viên không có máy tính, học qua điện thoại dẫn tới hiệu quả giảng dạy không cao. Bên cạnh đó, mạng Internet ở nhiều trường, nhiều vùng còn kém, đặc biệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa.
  • Về e-learning: Số lượng cơ sở GDNN thực sự triển khai e-learning còn ít. Trong số giáo viên tham gia khảo sát thì chỉ có 22% đã tham gia giảng dạy với sự hỗ trợ của các hệ thống e-learning, tuy nhiên có khoảng 20% giáo viên tham gia giảng dạy chưa được đào tạo, hướng dẫn sử dụng hệ thống e-learning. Mới chỉ có 26.7% giáo viên được đào tạo, hướng dẫn sử dụng hệ thống e-learning, và có đến 86.5% giáo viên mong muốn được đào tạo, hướng dẫn về giảng dạy qua e-leaning.
  • Hạ tầng mạng và máy tính: Hạ tầng mạng và máy tính của các trường được đầu tư không đồng bộ, theo từng đợt, từng dự án và chương trình, nên hệ thống nếu chuyển sang môi trường số sẽ không đáp ứng hết yêu cầu công việc. Các cơ sở GDNN đều không đủ máy tính cho học viên, thường các phòng (nếu có) phải chia nhỏ thành nhiều ca trong ngày để học viên học (trong khoảng 17.000 học viên tham gia khảo sát thì chỉ có 65.9% tương đương 9.702 học viên có máy tính phục vụ việc học).
  • Hạ tầng dữ liệu và học liệu số: Hạ tầng dữ liệu quốc gia chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số. Hạ tầng dữ liệu tại các cơ sở GDNN vẫn đang ở dưới dạng các văn bản scan hoặc word.
  • Liên thông kết nối: Việc liên thông kết nối giữa các hệ thống, ứng dụng của các phòng ban trong các cơ sở GDNN còn hạn chế (có hơn 60% phiếu khảo sát từ Ban giám hiệu đánh giá các hệ thống trong trường liên thông kém). Dữ liệu giữa các phòng ban chuyên môn không chia sẽ được với nhau. Chỉ có một số cơ sở GDNNđã phát triển hoặc mua sắm các công cụ, phần mềm phục vụ quản lý; phần lớn chưa có các nền tảng số trong quản lý và đào tạo.

Chuyển đổi số như thế nào?

Chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số, bằng cách áp dụng công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IoT), …thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty…Có thể hiểu chung bản chất của chuyển đổi số là việc sáng tạo ra phương thức sản xuất, hoạt động mới dựa trên công nghệ, dữ liệu số.

Để chuyển đổi số thành công, bên cạnh việc ứng dụng các công nghệ, dữ liệu số thì tổ chức, doanh nghiệp cần phải xây dựng một quy trình chuyển đổi số tổng thể và phù hợp. Một trong những khâu mấu chốt của quy trình chuyển đổi số là:

  • Đánh giá hiện trạng và mục tiêu mong muốn: Bước đầu tiên trong quy trình chuyển đổi số là cần phải xác định rõ ràng những gì đang xảy ra trong tổ chức và những xu hướng của xã hội. Từ đó xác định hướng đi đúng cho tổ chức. Các câu hỏi đặt ra ở giai đoạn này gồm: Những nhu cầu hiện tại chưa được đáp ứng gồm những gì? Nâng cấp hệ thống công nghệ sẽ đóng góp như thế nào vào mục tiêu phát triển của của tổ chức? Công nghệ nào sẽ phù hợp nhất?…
  • Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của tổ chức: Sau khi đã có hình dung tổng quát về hiện trạng, bước tiếp theo trong quá trình chuyển đổi số là đánh giá mức độ sẵn sàng. Công việc này đòi hỏi cần phải đáp ứng được hai yếu tố sau:
  • Yếu tố con người: Đây là yếu tố quan trọng nhất vì công nghệ cũng chỉ là một loại công cụ hỗ trợ. Công cụ dù có thông minh đến đâu mà người sử dụng không có tư duy thay đổi thì cũng không thể phát huy được tác dụng. Hay nói cách khác, sự thành công của chuyển đổi số sẽ được quyết định ngay trong tư duy và tầm nhìn từ các cấp lãnh đạo lan tỏa đến các cấp nhân viên.
  • Yếu tố dữ liệu: Dữ liệu là một thành phần không thể thiếu trong việc xây dựng quá trình chuyển đổi số. Dữ liệu phân tích bao gồm dữ liệu hiện có trong nội bộ tổ chức, dữ liệu của các đối tác, dữ liệu của các đối thủ cạnh tranh…
  • Rà soát quy trình để đưa ra những thay đổi cần thiết và lựa chọn công nghệ phù hợp: Hoạt động rà soát cho phép xác định được công nghệ nào cần được cải tiến? Đâu là những quy trình cần thay đổi? Khâu nào chưa sẵn sàng và hướng giải quyết như thế nào? Để từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp.
  • Tạo ra văn hóa phản hồi mở: Chuyển đổi số không thể thành công nếu nó chỉ xuất phát từ phía lãnh đạo của tổ chức. Giao tiếp cởi mở là một thành phần quan trọng trong xây dựng quy trình chuyển đổi số. Phản hồi của người quản lý và nhân viên cũng đóng một vai trò quan trọng. Dựa trên phản hồi này, các nhà lãnh đạo có thể thực hiện các thay đổi để tối ưu hóa các quy trình.
  • Cam kết chuyển đổi số trong toàn thể tổ chức: Thực tế những thay đổi về văn hoá tổ chức luôn khó khăn hơn là những thay đổi về công nghệ. Để toàn bộ nhân viên trong tổ chức hiểu rằng chuyển đổi số là hoạt động quan trọng thì nhà lãnh đạo cần làm rõ rằng chuyển đổi số là một chiến lược trọng tâm của tổ chức. Điều này cần phải được chứng minh thông qua các hành động, kế hoạch cũng như việc thành lập các nhóm chiến lược trong chuyển đổi số. Tất cả những điều đó báo hiệu cam kết của tổ chức trong vấn đề này.

Ngoài các yếu tố trên, để chuyển đổi thành công các cơ sở GDNN còn cần đặc biệt quan tâm các vấn đề sau:

  • Phương pháp đào tạo: Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho giảng viên về các phương pháp đào tạo phù hợp với hình thức đào tạo trực tuyến hoặc đào tạo kết hợp; các kỹ năng khai thác tài nguyên và xây dựng bài giảng, tài liệu số; các kỹ năng kiểm tra, đánh giá… Tăng cường việc cá thể hóa trong đào tạo, linh hoạt hoá việc lựa chọn nội dung đào tạo, tùy biến hoạt động ngoại khóa, bổ trợ kỹ năng phù hợp với sở trường, thế mạnh và quan tâm của từng người trên nền tảng số.
  • Hạ tầng, nền tảng và học liệu số: Đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật mạng và máy tính; Hạ tầng dữ liệu về dạy và học, hệ thống thông tin về quản lý GDNN; Hạ tầng ứng dụng với các nền tảng số, nhiều dịch vụ, kiểm soát, chia sẻ thông tin; Học liệu số gắn với chương trình và nội dung đào tạo.
  • Quản lý và quản trị: Số hoá các quy trình quản lý, liên thông dữ liệu giữa các đơn vị trong nhà trường; Triển khai việc phân tích phân tích dữ liệu, xây dựng mô hình dự báo, kết nối, chia sẻ và tương tác./.

Tài liệu tham khảo:

  1. Quyết định số 2222/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
  2. Bộ Lao động – thương binh và xã hội – Đề án chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 – tháng 8 năm 2021.
  3. https://issi.vn/kien-thuc/chuyen-doi-so/chuyen-doi-so-la-gi-tam-quan-trong-cua-chuyen-doi-so-hien-nay/
  4. https://vnpt.com.vn/tu-van/chuyen-doi-so-la-gi.html
  5. https://fsivietnam.com.vn/5-buoc-trong-quy-trinh-chuyen-doi-so/

 

Phạm Quang Tuấn

Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

phamquangtuan@tdc.edu.vn

0918130216

Giới thiệu

Trung tâm Công nghệ thông tin và Quản lý cơ sở dữ liệu trực thuộc Trường Cao đẳng công nghệ Thủ Đức được thành lập kể từ ngày 01/04/2023 căn cứ theo quyết định số 162/QĐ-CNTĐ-TCNS của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng công nghệ Thủ Đức. 

1. CHỨC NĂNG

  • Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc tổ chức hoạt động, củng cố, phát triển hệ thống mạng, hệ thống liên lạc của Nhà trường bao gồm: hạ tầng và dịch vụ mạng; thống nhất quản lý hoạt động, vận hành cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT); thiết lập, quản lý cơ sở dữ liệu trong các lĩnh vực hoạt động của nhà trường.
  • Quản lý, điều hành hệ thống thông tin, phối hợp xử lý sự cố về phần mềm, phần cứng, bảo mật thông tin trong cơ sở dữ liệu, trên mạng nội bộ và mạng internet liên quan đến các hoạt động của trường.

2. NHIỆM VỤ

    2.1  Công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật và thiết bị CNTT

  • Chịu trách nhiệm quản lý, sửa chữa, cập nhật hệ thống máy chủ của trường.
  • Đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật về CNTT cho các hoạt động chung của Trường. Quản lý và vận hành hệ thống máy chủ, hệ thống đường truyền và các thiết bị CNTT trong toàn Trường.
  • Tư vấn xây dựng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật khi đầu tư thiết bị liên quan đến CNTT.
  • Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật và an ninh mạng (phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, wesbite…) để hệ thống CNTT hoạt động ổn định, liên tục phục vụ tốt nhiệm vụ chung của nhà trường.
  • Xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì và phát triển cơ sở hạ tầng mạng máy tính cục bộ của trường;

  2.2  Công tác quản lý Website

  • Quản lý, xây dựng, duy trì hoạt động và phát triển cổng thông tin điện tử của trường;
  • Triển khai, quản lý và duy trì hoạt động các ứng dụng và dịch vụ trên nền tảng web.
  • Cập nhật và chịu trách nhiệm về nội dung các thông tin trên trang web của Trường trong phạm vi phân cấp;
  • Phối hợp và hỗ trợ các đơn vị trong trường quản trị và vận hành các trang thông tin điện tử của đơn vị trong trường;
  • Quản lý hệ thống email, SMS của trường.

  2.3  Công tác quản lý phần mềm và cơ sở dữ liệu

  • Đảm bảo các phần mềm ứng dụng dạy học, các phần mềm quản lý, các trang tin điện tử, hệ thồng email, SMS của Nhà trường hoạt động ổn định, liên tục. Xử lý kịp thời các sự cố đảm bảo phần mềm hoạt động ổn định.
  • Phối hợp và hỗ trợ các đơn vị trong trường vận hành các phần mềm, khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động tại đơn vị.
  • Tổ chức quản lý và phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hệ thống học liệu mở và đào tạo trực tuyến (eLearning).
  • Nghiên cứu, đề xuất, tổ chức xây dựng, tiếp nhận và triển khai các dự án CNTT của trường, các phần mềm nghiệp vụ phục vụ công tác đào tạo và quản lý.

 2.4  Công tác hỗ trợ người sử dụng

  • Hỗ trợ kỹ thuật cho các lớp học trực tuyến, hội thảo, hội nghị,…
  • Hỗ trợ kỹ thuật về CNTT cho các đơn vị trong trường.
  • Phối hợp với các đơn vị trong trường tổ chức các lớp tập huấn sử dụng phần mềm và các thiết bị kỹ thuật cho đội ngũ CBGVNV.

2.5  Công tác khác

  • Xây dựng quy chế, quy định, quy trình liên quan và thực hiện chức năng giám sát các hoạt động CNTT, ứng dụng CNTT.
  • Đề xuất, tổ chức thực hiện các kế hoạch chiến lược dài hạn, ngắn hạn về phát triển ứng dụng CNTT của trường.
  • Xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn tổ chức các hoạt động CNTT của trường.
  • Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Trường.
  • Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất và đề nghị hướng giải quyết sự cố về các vấn đề liên quan đến CNTT tại Trường.

 2.6  Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.

zalo-icon